1. Thông tin cá nhân
Phần trên cùng của CV là nơi bạn có thể chia sẻ thông tin cá nhân và cung cấp thông tin liên hệ của mình. Bạn cũng có thể bao gồm các liên kết mạng xã hội để nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu thêm về bạn.
Tên: Đưa ra cả tên tiếng Việt và tiếng Trung để tạo thuận lợi cho sếp khi giao tiếp.
Điện thoại: Cung cấp số điện thoại mà bạn thường sử dụng để liên lạc.
Email: Cung cấp một địa chỉ email phù hợp để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn.
Liên kết mạng xã hội: Nếu có, bạn có thể liệt kê các liên kết như LinkedIn, Facebook/Instagram, GitHub.
2. Hình ảnh
Hãy chọn một bức ảnh chuyên nghiệp để đính kèm vào CV của bạn. Hình ảnh của bạn là cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng, vì vậy hãy chọn một bức ảnh đẹp và chuyên nghiệp.
Gợi ý: Tránh sử dụng ảnh tốt nghiệp làm ảnh CV, điều này có thể làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thiếu kinh nghiệm.
3. Tự giới thiệu bản thân
Trong phần này, hãy sử dụng 2-3 câu để tóm tắt về bản thân và những thành tựu nổi bật của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ để nhà tuyển dụng nhớ đến bạn.
Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, việc tự giới thiệu bản thân là cực kỳ quan trọng. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và sự đam mê của bạn để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
4. Kinh nghiệm làm việc
Liệt kê kinh nghiệm làm việc của bạn theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất.
Tên Công Ty: Viết đầy đủ tên công ty bằng tiếng Việt và tiếng Trung (nếu có).
Vị Trí Công Việc: Mô tả vị trí công việc bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung.
Thời Gian làm việc: Liệt kê thời gian bắt đầu làm việc và thời gian kết thúc một cách cụ thể.
Nội dung công việc: Một mẹo để bạn viết nội dung công việc, là hãy sử dụng từ khóa quan trọng để mô tả công việc của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn đọc bảng nội dung công việc quá dài của bạn. Thay vào đó, bạn hãy liệt những từ khóa quan trọng liên quan đến công việc mà bạn đã làm. Ví dụ như: liên hệ với khách hàng, lập kế hoạch đề xuất, đàm phán với nhà cung cấp
5. Học vấn
Liệt kê trình độ học vấn của bạn theo thứ tự từ cao đến thấp và gần đây nhất đến xa nhất.
Bạn nên ghi đầy đủ thông tin bao gồm: Tên trường , cấp học, chuyên ngành, năm tốt nghiệp. Nếu bạn đạt kết quả học tập cao, bạn có thể ghi thêm GPA của bạn vào, ví dụ như 3.8/4.0
Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn nên đặt mục học vấn trước kinh nghiệm nhé. Bạn có thể liệt kê các khóa học mà bạn đã tham gia và có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển, hoặc liệt kê các giải thưởng liên quan, đều này giúp bạn ghi thêm điểm đấy.
6. Kỹ năng chuyên môn
Bạn có thể liệt kê những kỹ năng mà bạn có như Photoshop, viết lách, vẽ, sử dụng canva,… Nếu có chứng chỉ liên quan, bạn cũng có thể liệt kê tại đây
7. Năng lực ngoại ngữ
Nếu bạn đang xin việc tại các công ty Trung Quốc hoặc Đài Loan, khả năng tiếng Trung sẽ rất quan trọng. Nếu có chứng chỉ ngoại ngữ, hãy liệt kê chi tiết cấp độ và điểm số. Nếu không, hãy mô tả mức độ ngoại ngữ của bạn (trung cấp, giao tiếp hàng ngày, vv.).
Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu CV tiếng Trung, hãy quay lại đầu trang để tải về nhé.